Thông Số Kỹ Thuật Gậy Golf Cơ Bản Mà Các Golfer Cần Biết

admin | Đăng lúc 13:15 - 22/04/2022

Không ít người chơi golf thường ít chú ý đến thông số kỹ thuật gậy golf. Tuy nhiên, tâm lý này có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong cả quá trình luyện tập lẫn thi đấu vì thông số sẽ quyết định chiếc gậy golf đó có phù hợp với người chơi hay không. Trong bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết thông số kỹ thuật cũng như cấu tạo gậy để người chơi tham khảo.

 

Cấu tạo của gậy golf

Một cây gậy golf sẽ có 3 bộ phận chính: Tay cầm, đầu gậy và cán gậy. Trong đó, Ferrule được dùng để che đi phần nối giữa đầu gậy và cán gậy. Ở một số bộ gậy golf, ferrule sẽ được thiết kế đẹp mắt, sang trọng mang lại điểm nhấn cho bộ gậy golf.

Cấu tạo gậy golf
Cấu tạo gậy golf

1. Grip: Tay cầm

Tay cầm là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tay người chơi, hay còn được gọi là grip, thông thường thì tay cầm gậy luôn phải tròn. Mặc dù vậy nhưng bộ phận này cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau nhằm tạo ra sự điều tiết phù hợp với cỡ tay của mỗi người chơi. Chất liệu thường được sử dụng là cao su, nhựa, hoặc da.

Grip gậy golf
Grip gậy golf

Đường kính tay cầm của gậy golf được cố định sẵn trên cán gậy, được tính từ điểm cạnh của nắp tay cầm 2 inch xuống phía dưới, cụ thể xem trong hình bên dưới.

Riêng đối với những tay golf là nam thì cần sử dụng tay cầm đúng chuẩn, còn những người chơi là nữ thì nên dùng loại tay cầm được thiết kế chuyên biệt cho nữ. Theo các golfer chuyên nghiệp, grip chính là một bộ phận quan trọng, hỗ trợ cho người chơi có thể kiểm soát tốc độ cú đánh, đồng thời nó cũng góp phần thể hiện sự sang trọng của bộ gậy.

Chiều dài Grip
Chiều dài Grip

2. Shaft: Cán gậy

Shaft hay còn gọi là cán gậy nối tay cầm với đầu gậy và thường được làm từ thép, than chì hoặc chất liệu sợi carbon, nhựa composite. Để có thể lựa chọn được tay cầm phù hợp, người chơi cần căn cứ vào thể trạng, kỹ năng đánh bóng cũng như sở thích của mỗi người. Trong đó, độ linh hoạt của cán gậy hay độ cứng của cán gậy golf (Flex) là yếu tố quan trọng. Thông số này thể hiện khả năng cong chịu lực của cán gậy khi người chơi thực hiện cú swing.

Thực tế, không có một tiêu chuẩn chính xác nào miêu tả độ cứng của cán gậy. Song có thể phân thành 5 loại phổ biến như sau: Siêu Cứng (Cứng nhất), Cứng, Thường, Trung bình mềm nhất, chúng được ký hiệu theo lần lượt là X, S, R, A và L.

Một số trường hợp cán Trung niên được ký hiệu là M (Mature/ Medium), Cứng là F (Firm) và Siêu Cứng là T (Tour – dùng khi đấu tour).

Cán gậy Golf ở một Bộ gậy Golf
Cán gậy Golf ở một Bộ gậy Golf

3. Đầu gậy

Trong cấu tạo một cây gậy golf, đầu gậy là bộ phận tương đối phức tạp. Nó là nơi lực swing truyền vào quả bóng. Mỗi chiếc đầu gậy sẽ được thiết kế với bề ngoài tương đối đa dạng, tuy nhiên chúng đều mang cấu trúc chung là: Ống cổ gậy, mặt gật và mặt đế.

Mặt cây gậy sắt
Mặt cây gậy sắt

Nếu bạn xác định chơi golf lâu dài, đừng quên nắm rõ tên gọi cơ bản của bộ gậy, điều này sẽ giúp quá trình tập luyện trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng Golfcity khám phá các bộ phận quan trọng thuộc đầu gậy.

Cấu tạo đầu gậy sắt
Cấu tạo đầu gậy sắt

Thông số kỹ thuật gậy golf

Thông số kỹ thuật của gậy golf được thể hiện qua chiều dài gậy, góc lie, độ loft, góc bounce. Cụ thể như dưới đây.

1. Chiều dài gậy golf

Chiều dài gậy golf được xác định từ vị trí đỉnh tay cầm (Grip) đến trục cán gậy hoặc đường thẳng được gióng đến mặt gậy. Một cây gậy golf tối thiểu phải có chiều dài 18 inch (0,457m), ngoại trừ gậy đẩy bóng. Kích thước này cũng không được vượt quá 48 inch. Tuy nhiên, cũng có một số bộ gậy được thiết kế theo tiêu chuẩn “độc lạ” nên có thể kích thước sẽ vượt tiêu chuẩn trên.

Chiều dài cây gậy sắt 5 là 38 inch
Chiều dài cây gậy sắt 5 là 38 inch
  • Chiều dài gậy sắt: Gậy số 5 dài 38 inch, gậy số 3 dài 39 inch, gậy số 6 dài 36 inch.
  • Với gậy driver và fairway wood: Một chiếc fairway có chiều dài 44 inch nhưng cũng có những cây gậy fairway có thể dài tới 46 inch.

2. Góc Lie angle

Lie Angle là góc được tạo bởi trục chính của cán gậy với mặt đế gậy khi gậy được đưa vào vị trí ngắm bóng chính xác.

Góc Lie Angle chuẩn của những cây gậy driver và gậy gỗ sẽ dao động trong khoảng từ 56-60 độ. Riêng với gậy hybrid/rescue là 58-62, gậy sắt là 61-64 độ. Còn những cây gậy wedge gần như luôn cố định ở mức 63 hoặc 64.

Góc giữa của cán gậy và mặt đế của gậy
Góc giữa của cán gậy và mặt đế của gậy

3. Độ loft

Độ loft (loft gậy, góc loft) được hiểu là góc giữa mặt gậy và mặt phẳng tạo thành do cán gậy. Góc loft luôn được biểu thị bằng số độ. Góc loft được quyết định bởi khoảng cách bóng và kiểu quỹ đạo của bóng. Chính vì vậy mà khi độ loft càng cao thì quỹ đạo bóng cũng càng cao, đồng thời khoảng cách bóng hạ xuống.

Hình minh họa góc loft
Hình minh họa góc loft

4. Góc bounce

Góc bounce cũng là một trong những thông số kỹ thuật gậy golf quan trọng. Nó được xác định bằng cách đo góc giữa cạnh dẫn và cạnh trụ của gậy golf trong cùng một mặt phẳng, đây cũng là vị trí mà ống cổ gậy tạo thành góc 90 độ so với mặt đất.

Thông thường, góc bounce sẽ dao động từ 0-16 độ hoặc đôi khi cũng có thể cao hơn. Nếu như góc bounce từ 6 độ trở xuống sẽ được cho là thấp, từ 7-10 độ được coi là trung bình và từ 10 độ trở nên là cao. Tuy nhiên, cũng có một số gậy golf sở hữu góc bounce âm.

Góc bounce nằm giữa cạnh dẫn và cạnh trụ của gậy cùng với mặt phẳngGóc bounce nằm giữa cạnh dẫn và cạnh trụ của gậy cùng với mặt phẳng

Những cây gậy có góc bounce thấp thường được dùng cho cú đánh khó, nơi có cỏ mỏng và bẫy cát ít cát, thậm chí nén chặt. Ngoài ra, những người chơi có lối chơi kiểu đánh quét bóng cũng có thể lựa chọn những cây gậy thuộc nhóm này.

Tóm lại, golfer nên nắm được các thông số kỹ thuật gậy golf cơ bản để có thể luyện tập golf trong tương lai và dần nâng cao trình độ. Do golf là môn thể thao luôn đặt ra những yêu cầu tương đối khắt khe nên người chơi hãy luôn ghi nhớ và nắm chắc những thông số kể trên để nhanh chóng trở thành tay golf chuyên nghiệp.

 Theo GolfCity

?>
LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll